Triển vọng ngành xây dựng năm 2023: Điểm sáng từ khu vực hạ tầng và công nghiệp

CÔNG TY TNHH SX MÁY XÂY DỰNG AN BÌNH

Giao hàng

Trên phạm vi toàn quốc

Hỗ trợ 24/7

Hotline: 0902 531 592

Giờ làm việc

Tất cả các ngày trong tuần

Triển vọng ngành xây dựng năm 2023: Điểm sáng từ khu vực hạ tầng và công nghiệp

line

Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tỏ ra khá thận trọng đối với triển vọng kinh doanh năm 2023. Lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trong ngành này nhận định, năm nay vẫn là một năm hết sức khó khăn đối với các nhà thầu, bởi họ đang phải chịu sức ép tài chính rất lớn.

 

Tại thời điểm khảo sát tháng 2/2023, đánh giá về khả năng tiếp cận vốn, gần một nửa số doanh nghiệp xây dựng cho rằng sẽ khó khăn hơn so với năm trước, song tỷ lệ này đã giảm đi so với kết quả khảo sát cách đây một năm (giảm 25,0%).

Tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại về tác động của suy thoái kinh tế và tiến trình cấp phép, phê duyệt dự án chậm hơn trước đây tiếp tục gia tăng trong 12 - 18 tháng tới. Trong khi đó, những khó khăn liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, lạm phát và tâm lý thận trọng trong hoạt động đầu tư do tác động của đại dịch sẽ giảm dần mức độ ảnh hưởng.

Đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh của ngành xây dựng, hầu hết các doanh nghiệp giữ thái độ thận trọng hơn năm trước và có sự phân hóa mạnh giữa các lĩnh vực.

Trong khi hai phần ba số doanh nghiệp cho rằng, xây dựng năng lượng và tiện ích chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt so với năm trước thì xây dựng nhà ở và xây dựng thương mại được đa số các doanh nghiệp nhận định không mấy tích cực khi nhu cầu xây dựng ở phân khúc này chưa cải thiện và áp lực cạnh tranh tăng cao.

Tín hiệu tích cực trong năm nay đến từ mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp. Đối với nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng (đặc biệt các dự án cao tốc) dù còn tác động của chi phí đầu vào cao do các loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí như đất đắp, cát san nền,... vẫn duy trì xu hướng tăng giá, song được kỳ vọng có sức bật từ đầu tư công.

Giai đoạn 2023 - 2024 dự báo sẽ là cao điểm giải ngân đầu tư công, mang đến nguồn việc lớn cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), các doanh nghiệp ngành xây dựng trong năm 2022 ghi nhận khối lượng công việc giảm sút, chỉ trừ xây dựng công nghiệp - chiếm 10% - vẫn duy trì ổn định. Trong bức tranh năm 2023, xây dựng công nghiệp vẫn sẽ là mảng sáng hỗ trợ tăng trưởng toàn ngành, với 66,7% số doanh nghiệp đặt niềm tin vào một triển vọng sáng sủa hơn.

Thời gian tới, các nguyên liệu thép/tôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí xây dựng công nghiệp đang dần ổn định, biên lợi nhuận nhóm doanh nghiệp lĩnh vực này dự kiến sẽ có sự cải thiện khi hợp đồng với các nhà cung cấp được điều chỉnh theo đơn giá mới.

Bên cạnh đó, động lực đến từ nhu cầu xây dựng nhà xưởng, hạ tầng khu công nghiệp bùng nổ. Mạng lưới sản xuất toàn cầu vẫn đang có sự dịch chuyển và trong những năm qua, Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho các công ty toàn cầu để thiết lập cơ sở công nghiệp và sản xuất của họ khi nhiều tập đoàn hàng đầu khẳng định cam kết đầu tư nhiều hơn cho nước ta.

6 cơ hội thúc đẩy hoạt động xây dựng trong năm nay, bao gồm: Đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao; Vị thế và năng lực cạnh tranh; Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty rõ ràng và nắm bắt được xu hướng thị trường; Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rót vào Việt Nam tăng mạnh; Sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh; Nhiều khó khăn vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản đã và đang được tập trung tháo gỡ.

Trong đó, yếu tố Đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao được đánh giá là động lực quan trọng nhất cho sức tăng trưởng của ngành, đồng thời cũng là yếu tố có tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn tăng cao nhất so với năm 2022 (tăng 17,1%).

Xây dựng vốn là một trong những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất trong những năm qua, do đó, hai phần ba số doanh nghiệp xây dựng tiếp tục kỳ vọng FDI sẽ là động lực hỗ trợ cho sự phát triển chung toàn ngành trong thời gian tới.

Kỳ vọng chủ động bứt phá, định hình thị trường xây dựng trong chu kỳ kinh tế mới

Những cú hích như Covid-19, siết chặt tín dụng, công nghệ sản xuất mới hay quá trình số hóa, công nghệ vật liệu mới… đã và đang làm cho toàn ngành xây dựng cũng như từng doanh nghiệp dần "lột xác" với một diện mạo hoàn toàn mới, trở nên mạnh hơn, bền bỉ hơn.

Là ngành thường nằm ở thế bị động do dòng tiền, nguồn hàng, lợi nhuận... phụ thuộc nhiều vào đối tác nhưng ở giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp ngành xây dựng ngày càng có tính chủ động cao để có thể tự cứu mình và khẳng định uy tín với nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan.

Trên thang điểm 5, các doanh nghiệp trong ngành đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng phục hồi (resilience) khi triển khai các dự án và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp mình đạt 4,5 điểm - tức mức rất quan trọng, tăng 0,3 điểm so với kết quả khảo sát năm trước.

Đánh giá mức độ cam kết cải thiện khả năng phục hồi của doanh nghiệp xây dựng khi triển khai các dự án và phân bổ nguồn vốn trước các sự kiện gián đoạn trong tương lai ghi nhận tín hiệu tích cực khi có sự dịch chuyển của tỷ lệ doanh nghiệp ở giai đoạn lập kế hoạch sang đang trong tiến trình cải thiện và đã hoàn thành.

7 giải pháp ưu tiên của doanh nghiệp xây dựng trong ngắn và trung hạn. Năm trong số bảy ưu tiên trên nằm trong nỗ lực cải thiện khả năng phục hồi của doanh nghiệp (quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nhân sự).

Việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các nguồn tài chính của công ty để đảm bảo rằng các nguồn tài chính được phân bổ hợp lý, các dự án được hoàn thành đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách, đồng thời quản lý hiệu quả dòng tiền trong suốt vòng đời của dự án đóng vai trò quyết định với sự thành công của doanh nghiệp.

Song song với đó, quản lý rủi ro hiệu quả cũng rất quan trọng trong ngành xây dựng, nơi các dự án thường phải chịu nhiều rủi ro, như chậm trễ, thay đổi thiết kế,... Quản lý rủi ro hiệu quả có thể giúp xác định và giảm thiểu những rủi ro này, giảm khả năng chậm trễ, vượt chi phí và tranh chấp pháp lý.

Trong bối cảnh kinh tế thắt chặt, tính thanh khoản trên thị trường bất động sản - xây dựng vẫn ở mức thấp như hiện tại, năng lực quản trị tài chính và quản trị rủi ro trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng, với kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành cũng như nâng cao uy tín đối với khách hàng và nhà đầu tư, đồng thời quản lý tốt hơn các nguồn lực của mình, giảm lãng phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Bên cạnh đó, giải pháp Tăng cường hợp tác đầu tư được 46,7% số doanh nghiệp xây dựng lựa chọn để tháo gỡ khó khăn hiện tại và thúc đẩy phát triển. Con số lựa chọn giải pháp này cho 3 năm tới ghi nhận sự gia tăng đáng kể (tăng 14,9%). Đây là một chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng muốn tăng trưởng và phát triển trong một thị trường ngày càng cạnh tranh. Các doanh nghiệp xây dựng có thể thu hút nhiều nhà đầu tư và đối tác hơn, bao gồm các công ty cổ phần tư nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư tổ chức. Thông qua việc tận dụng các nguồn lực, chuyên môn và vốn của các đối tác bên ngoài, các doanh nghiệp xây dựng có thể mở rộng quy mô, cải thiện khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro.

Các giải pháp liên quan đến công nghệ tiếp tục là ưu tiên của nhiều doanh nghiệp xây dựng. Áp lực đa chiều buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp đổi mới cách vận hành để tối ưu chi phí và nguồn lực. Đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả và tăng năng suất làm việc là xu hướng sẽ phổ biến, phát triển mạnh mẽ trong năm 2023.

Zalo
Hotline